Nội dung đề tài: |
A. MỞ ĐẦU
1.Mục đích, ý nghĩa đề tài
2.Lịch sử vấn đề
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Bố cục đề tài
B. NỘI DUNG
Chương 1. Khái lược về giai thoại và phân loại giai thoại Thừa Thiên Huế
1.1. Khái lược về giai thoại
1.1.1. Khái niệm
- Sự khác biệt trong cách nhìn nhận bản chất của thể loại này ở phương Tây và phương Đông.
- “Giai thoại là một thể loại tự sự dân gian, là cầu nối giữa lịch sử và truyền thuyết; nội dung xoay quanh những vấn đề có liên quan đến các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng, chủ yếu dưới giác độ riêng tư, cá nhân; có hình thức đa phần ngắn gọn; sử dụng ít nhiều yếu tố hư cấu, tưởng tượng; ngôn ngữ giàu tính trí tuệ, uyên bác; phần lớn được chuyển tải bằng giọng điệu hóm hỉnh, hài hước để rút ra một bài học nhân sinh nhất định”.
- Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm, đề tài hướng đến khu biệt các đặc trưng nghệ thuật của thể loại giai thoại nhằm tạo nền tảng lý thuyết để triển khai, vận dụng và đi sâu phân tích trong các chương 2 và 3.
1.1.2. Các hướng phân loại
- Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được sự đồng thuận trong việc phân loại giai thoại.
- Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều hướng phân loại khác nhau.
- Từ việc kế thừa các định hướng phân loại của các nhà nghiên cứu đi trước, đề tài tập trung chọn lựa để đưa ra các tiêu chí phân loại phù hợp, có khả năng được sự đồng thuận cao đối với giai thoại.
1.2. Phân loại giai thoại Thừa Thiên Huế
1.2.1. Xác lập thể loại cho hệ thống truyện kể về Nguyễn Kinh
- Có khoảng 13 truyện kể về Nguyễn Kinh.
- Việc xác lập thể loại cho hệ thống truyện này vẫn chưa có được sự đồng thuận:
+ Tôn Thất Bình trong Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế xem hệ thống truyện kể về Nguyễn Kinh là một nhánh nhỏ của giai thoại Thừa Thiên Huế.
+ Triều Nguyên đặt “Truyện Nguyễn Kinh” tách riêng ra khỏi giai thoại, thành một bộ phận riêng biệt thuộc hệ thống truyện dân gian.
+ Lê Văn Chưởng lại không đồng nhất quan điểm này với Tôn Thất Bình và Triều Nguyên, ông xếp “Truyện Nguyễn Kinh” vào truyện trào phúng.
- Cần phải xác lập thể loại cho hệ thống truyện kể về Nguyễn Kinh trước khi phân loại giai thoại Thừa Thiên Huế.
1.2.2. Phân loại
Trên cơ sở các tư liệu chúng tôi tìm được, giai thoại Thừa Thiên Huế vẫn tồn tại nhiều hướng phân loại khác nhau.
- Tôn Thất Bình, trong mỗi công trình, lại có những cách phân loại và gọi tên riêng:
+Huế những giai thoại: 1. Chuyện các mệ; 2. Giai thoại về làng ria mão; 3. Giai thoại từ dân gian đến cung đình.
+Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế phân loại giai thoại thành 6 loại: 1. Giai thoại hò; 2. Giai thoại các mệ; 3. Giai thoại sư Viên Thành; 4. Giai thoại Nguyễn Kinh; 5. Giai thoại hò hát của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi; 6. Giai thoại hát bội.
+ Nụ cười xứ Huế: 1. Giai thoại sáng tác thơ văn trào phúng ở Huế; 2. Giai thoại văn học từ dân gian đến cung đình; 3. Giai thoại sân khấu.
- Trong khi đó, nhà nghiên cứu Triều Nguyên chỉ mới đề cập đến giai thoại (truyện hò) trong Văn học dân gian Hương Phú (Nxb Văn hóa thông tin Bình Trị Thiên, 1988).
- Lê Văn Chưởng trong Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế phân loại giai thoại thành 4 loại: 1. Giai thoại sinh hoạt hò; 2. Giai thoại sân khấu; 3. Giai thoại vua – quan – hoàng tộc; 4. Giai thoại sáng tác thơ văn.
- Dựa vào kết quả thống kê các hướng phân loại giai thoại Thừa Thiên Huế đã có, đề tài xác định các tiêu chí và đưa ra hướng phân loại cụ thể. Điều này sẽ có giá trị định hướng đối với cách phân loại hệ thống nhân vật của giai thoại Thừa Thiên Huế ở chương 2.
Chương 2. Hệ thống nhân vật trong giai thoại Thừa Thiên Huế
2.1. Nhân vật hò và nhân vật hát bội
2.1.1. Nhân vật hò
- Nhân vật hò:
+ O Quy
+ Anh Long
+ Thầy Điệt
- Nhân vật “gà bài” trong những cuộc hò:
+ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi
+ Ưng Bình Thúc Giạ Thị
2.1.2. Nhân vật hát bội
- Cửu Thẻ
- Sáu Đá
- Đội Vung
- Đội Xự
2.2. Nhân vật Mệ và Nguyễn Kinh
2.2.1. Nhân vật Mệ
- “Mệ” của giai thoại dù vẫn là đại từ “mệ” mà khu vực miền Trung thường dành cho những cụ bà lớn tuổi, tuy nhiên lại mang một hàm nghĩa riêng đặc biệt phong phú. Mệ là hiện thân của sự thống nhất nhiều tính cách đối lập, tạo nên một nét riêng, khó có thể định nghĩa đầy đủ, chính xác, khó có thể nhầm lẫn và khó có thể bắt chước được.
- Tuy là con cháu Hoàng tộc, mang trong mình dòng máu của vua chúa hơi kiểu cách, nhưng đời sống của các mệ không phải tất cả đều giàu có nên lại rất dân dã. Giai thoại về mệ có lẽ là nơi thể hiện những dấu ấn ấy rõ ràng nhất, và có thể chính bởi sự riêng biệt kỳ cục và kỳ lạ trong những nhân vật này đã khiến các câu chuyện có sức lan truyền xa rộng và sức sống bền lâu.
+ Mệ Cò Theo
+ Sư Viên Thành (Mệ Hoài Trấp)
2.2.2. Nhân vật Nguyễn Kinh
- Đây là nhân vật có thật, Nguyễn Kinh (1898 – 1947) sinh trưởng ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông có tài hùng biện, ứng tác hò, vè.
- Nguyễn Kinh cũng là kẻ “khởi sự” cho tiếng cười đả kích, trào phúng lan tỏa.
Chương 3. Giai thoại Thừa Thiên Huế nhìn từ ngôn ngữ và không gian - thời gian nghệ thuật
3.1. Ngôn ngữ
3.1.1. Ngôn ngữ kể
- Lời kể hàm súc, không trau chuốt
- Mang tính khách quan, chỉ tập trung mô tả sự việc.
- Hầu như không xuất hiện hệ thống tính từ.
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại
- Ngôn ngữ địa phương.
- Đối thoại ngắn và không mang tính kịch nhưng thể hiện sự thông minh, ứng biến nhanh nhạy của nhân vật, cụ thể ở các giai thoại hò hát.
- Có xuất hiện ngôn ngữ ngoại lai: “Mãn sở lô ca (local: đường xe lửa địa phương) xoay qua ba lát (ballast: một loại đá cỡ bằng nắm tay, thường dùng để rải đường)”
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.2.1. Không gian nghệ thuật
- Không gian cụ thể tạo ra độ xác tín cho câu chuyện: “làng Bao La (Phong Điền)”, “rạp Đồng Xuân Lâu (hiện ở đường Phan Đăng Lưu, Huế)”, “cuộc hò giã gạo ở làng An Nông (Nong) thuộc Phú Lộc”, “Thúc Giạ đến thăm Tỳ bà viện do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba cầm chịch ở Huế”,…
- Mang đậm dấu ấn địa phương và văn hóa Huế.
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
- Thời gian tương đối cụ thể tăng sự tin cậy vào câu chuyện: “chuyện xảy ra vào khoảng 1945”, “vào khoảng cuối năm này (1937 – NTQH)”, “năm 1933”,… Phần lớn những trường hợp này gắn với giai thoại về nhân vật có thật trong lịch sử.
- Số liệu về thời gian phần lớn không được đưa ra nhiều. Đây cũng chính là điểm nhòe mờ của giai thoại.
C.KẾT LUẬN
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO |