Thông tin đề tài

Mã đề tài: DHH2020-01-163
Tên đề tài: Đặc điểm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Cấp đề tài: Đề tài cấp Đại học Huế
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học
Đơn vị thực hiện: Khoa Ngữ văn
Loại hình đề tài: Cơ bản
Lĩnh vực: Lý luận văn học; Nghiên cứu văn học nói chung
Mục tiêu đề tài: - Nhận diện các đặc trưng cơ bản về nội dung và hình thức của loại hình văn xuôi phi hư cấu. - Tìm hiểu các thể loại văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI. - Phân tích những đổi mới trong cái nhìn về chiến tranh trong các tác phẩm văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh đầu thế kỉ XXI. - Khám phá những tìm tòi về hình thức nghệ thuật thể hiện chủ đề chiến tranh trong văn xuôi phi hư cấu đầu thế kỉ XXI. - Đánh giá những thành tựu và giới hạn của văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI trong tiến trình vận động, phát triển của văn học viết về đề tài chiến tranh.
Nội dung đề tài: Nội dung 1: Đặc trưng và phân loại loại hình văn xuôi phi hư cấu - Các đặc trưng cơ bản của văn xuôi phi hư cấu: Mối quan hệ giữa tác giả, người kể chuyện và câu chuyện; Những diễn giải, thức nhận và trầm tư của tác giả hàm ẩn; Tính xác thực của tư liệu và thái độ của độc giả. - Các thể loại văn xuôi phi hư cấu: hồi kí, tự truyện, truyện kí, bút kí, kí sự, tiểu thuyết tư liệu... Nội dung 2: Cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, trường tri thức thời đại những năm đầu thế kỉ XXI tác động đến sự vận động, đổi mới thể loại văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh - Tác động của hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và các thiết chế truyền thông, thông tin. - Ý thức đổi mới cái nhìn và cách nhìn về chiến tranh. - Nhu cầu được sống và kể lại của cái tôi trải nghiệm và chứng nhân. Nội dung 3: Cái nhìn và sự diễn giải chiến tranh trong văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI - Hiện thực về tư liệu và nhân vật: Tính xác thực của tư liệu lịch sử; Sự thực “có thể kiểm chứng” về nhân vật; Tính chân thực của thái độ, tình cảm. - Những diễn giải về chiến tranh: Hiện thực chiến tranh từ góc nhìn trung tâm và ngoại biên; Con người trong chiến tranh từ điểm nhìn bản thể và nhân văn; Kết nối quá khứ và thực tại từ tầm nhìn hiện đại. - Sự trầm tư về chiến tranh: Chiến tranh và trải nghiệm tồn sinh của con người; Chiến tranh và khát vọng hòa bình; Chiến tranh và nỗ lực hóa/hòa giải nỗi đau hậu chiến. Nội dung 4: Những hình thức diễn ngôn về chiến tranh trong văn xuôi phi hư cấu về chiến tranh ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI - Diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa - Diễn ngôn đời tư, thế sự - Diễn ngôn văn hóa, tâm linh - Diễn ngôn chấn thương
Kết quả đề tài: - Báo cáo tổng kết đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học Ngành Văn học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; - Kết quả đề tài là tư liệu biên soạn bài giảng Tác phẩm và thể loại văn học, giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Năm bắt đầu: 2020-01-01
Năm kết thúc: 2021-12-31
Xếp loại: --Chưa xếp loại--
Tình trạng: Đang thực hiện
Phân loại sản phẩm: Mẫu
Địa chỉ ứng dụng: Khoa Ngữ văn các Trường Đại học trên cả nước
Bài báo liên quan: 3
Kinh phí đề tài:
Người tham gia: Nguyễn Văn Hùng (Chủ nhiệm), Nguyễn Thị Kim Ngân, Hồ Tiểu Ngọc
File đính kèm:
  1. B1_thuyet_minh_id_867.pdf