Thông tin bài báo khoa học

Thông tin bài báo khoa học

Tên bài báo: Triết lý sông nước của đồng bằng Sông Cửu Long trong những tác phẩm Hội họa Việt Nam
Tạp chí:
ISSN: ISBN 978-604-965-0949
Tên tạp chí Hội thảo khoa học quốc tế
Tạp chí Trong nước
Năm đăng: 2021
Tập: 2
Số:
Trang: 239-248
Lĩnh vực: Nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật, Mỹ thuật
Tác giả: Đỗ Xuân Phú (Chính)
File đính kèm:
  1. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nền văn hóa phát triển rực rỡ và được thiên nhiên ưu đãi với những con sông nước uốn khúc đầy ắp phù sa. Dòng sông tỏa ra nhiều nhánh và tạo nên hài hòa, thơ mộng; chúng đem lại nhiều tài nguyên phong phú cho cư dân vùng ĐBSCL. Cư dân coi đây là nơi cư ngụ của cuộc sống, lam lũ với nắng mưa, tần tảo trong sinh hoạt hằng ngày, mua bán và trao đổi những hàng hóa nông sản, trái cây... trên những chiếc thuyền ngược xuôi quen thuộc, gắn bó cả cuộc đời sông nước, kênh, rạch của họ. Ngoài ra ĐBSCL còn có những rặng dừa nặng trĩu trái, những vựa chôm chôm, vựa dứa, vựa xoài... và những cánh đồng lúa chín với hương thơm tỏa ngát, hòa chung với những con người thật thà chất phác. Tất cả những yếu tố đó đã trở thành “triết lý sống”, “triết lý sông nước” của con người ĐBSCL, đúc kết từ khi văn hóa Óc Eo gắn với nhà nước Phù Nam hùng mạnh cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Giá trị nhân văn của ĐBSCL biểu hiện rõ nét trong văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật... Ở đây chứa đựng biết bao những tâm tư, hoài bão và mong ước của những người làm công tác nghệ thuật, đặc biệt là những họa sĩ, họ đã thầm lặng sáng tác về con người, quang cảnh sông nước hiền hòa và thân thiện nơi này. Những tác phẩm hội họa mang đầy đủ trong mình về giá trị Chân, Thiện, Mỹ, giàu tính dân tộc, dân gian và mang đậm bản sắc văn hóa của con người Nam Bộ trong nghệ thuật tạo hình. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, Sông nước Miền Tây, Tác phẩm Hội họa, Con người Nam Bộ.
Thuộc đề tài: 0